PHÂN Loại ĐƠN VỊ VÀ TỔ CHỨC PHIÊN CHẾ Quân trợ chiến (La Mã)

Các đơn vị chính quy

Bảng thống kê bên dưới liệt kê quân số trên lý thuyết được áp dụng vào thế kỷ thứ hai. Quân số thực của mỗi đơn vị riêng lẻ có thể thường xuyên ít hơn do nhiều lý do.

LỮ ĐOÀN AUXILIA LA-MÃ: PHÂN Loại, PHIÊN CHẾ TỔ CHỨC VÀ QUÂN SỐ[112]
Loại Lữ đoànBinh chủngChỉ huy
Lữ đoàn
Chỉ huy
đơn vị hợp thành
Số lượng
đơn vị hợp thành
Quân số
đơn vị hợp thành
Quân số
Lữ đoàn
Ala quingenariakị binhpraefectusdecurio16 turma30 (32)480 (512)
Ala milliariakị binhpraefectusdecurio24 turma30 (32)720 (768)
Cohors quingenariabộ binhpraefectus*centurio6 centuria80480
Cohors milliariabộ binhtribunus militum**centurio10 centuria80800
Cohors equitata quingenariakị bộ binh hỗn hợppraefectuscenturio (BB)
decurio (KB)
6 centuria
4 turma
80
30.
600
(480 BB/120 KB)
Cohors equitata milliariabộ binh hỗn hợptribunus militum**centurio (BB)
decurio (KB)
10 centuria
8 turma
80
30
1,040
(800 BB/240 KB)

* Tribunus militum chỉ huy các cohors mang danh hiệu "civium Romanorum".[113]

** Praefectus trong các cohors milliaria Batavi và Tungri.[113]

Có các quan điểm khác nhau về quân số một turma của ala, giữa 30 và 32 người. 30 là quân số của một turma thời Cộng hòa La-mã và trong cohors equitata của quân chủng Auxilia thời kỳ Nguyên thủ. Đối lập với quan điểm đó là quan điểm của sử gia La-mã gốc Hy Lạp Arrian cho rằng một ala có quân số 32 người,[114] như vậy nghĩa là một turma phải có 32 người.

Cohors peditata

Một người lính bộ binh Auxilia trong quân phục đặc trưng của binh lính đóng ở phương Bắc Đế chế, năm 175 CN. Anh ta mặc quần da (Braccae) và áo chùng có tay áo dài để chống lạnh. Vũ khí trang bị chưa được chính xác vì tay phải người phục dựng cầm một cây lao pilum, là trang bị của Bộ binh Chủ lực.

Đây là đơn vị bộ binh với phiên chế của một cohors Chủ lực, với cùng một tổ chức chỉ huy và phiên chế hợp thành. Có một quan niệm rất sai lầm cho rằng các cohors Auxilia chỉ là các đơn vị bộ binh nhẹ. Giáp trụ của họ thực tế rất giống với Bộ binh Chủ lực, bao gồm mũ kim loại (cassis) và áo giáp kim loại (áo giáp xích – lorica hamata hoặc áo giáp vảy – lorica squamata). Mặc dù không có tư liệu lịch sử cho thấy binh lính Auxilia được trang bị áo giáp tấm xếp (lorica segmentata) – loại áo giáp phức tạp đắt tiền được chỉ định trang bị cho binh lính Bộ binh Chủ lực. Nhưng binh lính Bộ binh Chủ lực cũng dùng rất phổ biến giáp xích và giáp vảy.Bản mẫu:Hcref Thêm vào đó, có thể thấy binh lính Auxilia mang khiên pẳng hình oval (clipeus) thay cho loại khiên hình chữ nhật cong theo chiều ngang (scutum) của Quân chủng Chủ lực. Về vũ khí, một lính bộ binh Auxilia được trang bị cùng một kiểu với binh lính Bộ binh Chủ lực: lao (nhưng không phải loại lao pilum kiểu cách được trang bị cho lính Chủ lực), một cây đoản kiếm (gladius, hoặc một cây trường kiếm spatha) và một cây dao găm (pugio),[115] ngoài ra có thể còn có một cây thương ngắn (hasta). Có thể thấy tổng trọng lượng trang bị của người lính bộ binh Auxilia cũng tương đương của một người lính Bộ binh Chủ lực, nghĩa là một cohors bộ binh Auxilia cũng có thể được coi là bộ binh hạng nặng bên cạnh Bộ binh Chủ lực.[16]

Không có bằng chứng lịch sử chứng tỏ bộ binh Auxilia có kỷ luật chiến đấu lỏng lẻo hơn Bộ binh Chủ lực.[16] Trong đội hình chiến đấu, bộ binh Auxilia thường được triển khai hai bên sườn, với Bộ binh Chủ lực trấn giữ trung quân. Ví dụ trong trận Walting Street (năm 60 CN) – trận thua cuối cùng của quân khởi nghĩa Britania dưới sự chỉ huy của nữ vương Boudicca.[116] Theo truyền thống đã có từ thời Cộng hòa La-mã, các cohors Auxilia được triển khai ở cùng một vị trí với các ala đồng minh La-tinh trước đây.[117] Các bên sườn đội hình cũng yêu cầu khả năng chiến đấu tương đương, nếu không nói là cao hơn để có thể giữ vững so với trung quân.

Ala

Một kị binh ala Auxilia (eques alaris hay alarius) với trường kiếm spatha, thương ngắn hasta và khiên clipeus (bị che khuất, ở phía sau vai trái). Bao gồm cả loại yên 4 mấu sella của La-mã cổ đại, được thiết kế để tạo chỗ bám chắc chắn cho thân dưới khi chưa có bàn đạp yên ngựa (phải đến thế kỷ thứ sáu mới xuất hiện.[118]

Xem Ala Auxilia.
Xem Ala đồng mimh La-tinh, một loại đơn vị trợ chiến của Quân đội La-mã thời kỳ Cộng hòa cũng được gọi là ala.

Các ala là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của Quân đội La-mã.[16] Họ được huấn luyện đặc biệt để thực hiện các chiến thuật cơ động phức tạp. Đây là quân bài tốt nhất cho các chiến dịch quy mô lớn, khi làm lực lượng kỵ binh chủ lực cho các Quân đoàn Chủ lực gần như không có kỵ binh riêng. Kỵ binh được trang bị giáp xích hoặc giáp vảy, mũ kim loại phiên bản của kỵ binh với nhiều chi tiết bảo vệ hơn, và khên phẳng hình oval. Vũ khí của mỗi kỵ sĩ (alaris) bao gồm một cây thương hasta, một cây trường kiếm spatha dài hơn so với kiếm của bộ binh để tăng tầm sát thương, và một cây dao găm lưỡi dài. Mức độ tinh nhuệ của các alaris được thể hiện bằng mức lương cao hơn các đồng đội cohors Auxilia khác, thậm chí còn cao hơn 20% so với binh lính Bộ binh Chủ lực.

Cohors equitata

Xem Cohors equitata

Có các cohors với thành phần kỵ binh trong phiên chế chính thức. Có các tài liệu lịch sử cho thấy số lượng cohors loại này tăng dần theo diễn tiến của lịch sử. Dưới triều đại Augustus chỉ có 40% số cohors được ghi lại trong lịch sử là kị bộ binh hỗn hợp. Cho đến thế kỷ thứ hai, nhiều cohors Auxilia đồn trú tại Syria mặc dù không chính thức là equitata vẫn có thành phần kị binh thong phiên chế thực tế. Có thể trong giai đoạn này, ít nhất 70% số đầu cohors thực tế là kỵ bộ binh hỗn hợp.[76] Việc thêm thành phần kỵ binh vào phiên chế làm khả năng hoạt động độc lập của cohors tăng lên nhiều lần. một cohors equitata có tác dụng như một đội quân nhỏ hoàn chỉnh.[119]

Quan niệm truyền thống về equites cohortales (thành phần kỵ binh hợp thành trong các cohors equitata), theo G.L.Cheesman chỉ là bộ binh đơn thuần cưỡi loại ngựa tồi. Họ dùng ngựa chỉ đơn giản để nhanh chóng tiếp cận khu vực có chiến sự rồi xuống ngựa chiến đấu theo kiểu bộ binh truyền thống.[120] Quan niệm này ngày nay bị hoài nghi. Mặc dù rõ ràng là khả năng chiến đấu của equites cohortales không bằng equites alares (kỵ binh của ala) nên được trả lương ít hơn, nhưng họ vẫn là kỵ binh thực thụ chiến đấu theo chiến thuật tiêu chuẩn của kỵ binh, và thường ở bên cạnh kỵ binh ala. Trang bị của hai bên không có khác biệt.[121]

Ngoài ra, có sự khác biệt đáng kể về vai trò không chiến đấu giữa equites cohortales và equites alares, ví dụ như nhiệm vụ chuyển đạt công văn mệnh lệnh, v.v... chủ yếu được equites cohortales đảm nhiệm.

Quan hệ với Quân chủng Chủ lực

Binh lính Auxilia đang phòng thủ trước quân Dacia trong Cuộc chiến tranh Chinh phục Dacia. Một phần của Tháp Trajan, niên đại thế kỷ thứ hai.Binh lính Bộ binh Chủ lực (trung tâm) và Bộ binh Auxilia (bên phải) đang phối hợp công kích một tòa thành Dacia. Bộ binh Chủ lực đang tiến lên theo đội hình testudo trong khi Bộ binh Auxilia đánh vào cổng bên. Một phần của Tháp Trajan.

Vai trò và vị trí của Quân chủng Auxilia so với Bộ binh Chủ lực luôn bị hiểu lầm. Một quan điểm phổ biến cho rằng binh lính Bộ binh Chủ lực cao cấp hơn binh lính Auxilia về khả năng chiến đấu. Bằng chứng để bảo vệ quan điểm này là binh lính Bộ binh Chủ lực được trả lương cao hơn. Một số học giả cho rằng lương của lính Auxilia chỉ bằng 1/3 so với lính Chủ lực. Những nhà nghiên cứu hiện nay kết luận rằng sự chênh lệch nhỏ hơn rất nhiều (chỉ 20%), và trong mọi trường hợp chỉ áp dụng cho bộ binh. Các kỵ binh cohors được trả lương tương đương với Bộ binh Chủ lực và kỵ binh ala cao hơn 20%.[122] Chế độ lương thưởng đầy ưu đãi của Quân chủng Chủ lực phần lớn dựa trên vị thế xã hội là công dân La-mã hơn là khả năng chiến đấu. Sử gia Tacitus cho rằng cuộc xung đột giữa binh lính Auxilia Batavi và binh lính Bộ binh Chủ lực trong cuộc khởi nghĩa của người Batavi (năm 69 – 70 CN) cho thấy không có khác biệt lớn nào về chiến lực giữa hai bên.[123]

Một vài Lữ đoàn Auxilia thường được phối thuộc với một Quân đoàn Chủ lực trong mỗi chiến dịch, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Praefectus của mỗi Lữ đoàn chỉ dưới quyền của legatus legionis. Thời gian phối thuộc có thể lâu, như 8 Lữ đoàn Batavi phối thuộc với Quân đoàn XIV Gemina trong suốt 26 năm kể từ cuộc chinh phục Britania năm 43 CN tới cuộc nội chiến năm 69 CN.[124] Nhưng một Quân đoàn Chủ lực không bao giờ có thành phần Auxilia chính thức trong phiên chế.[16] Các Lữ đoàn Auxilia phối thuộc luôn được thay đổi, bao gồm cả tăng giảm số lượng dựa trên yêu cầu nhiệm vụ, chỉ thị của thủ hiến địa phương Quân đoàn đang đồn trú lúc đó (legatus Augustus pro praetor) hoặc của Hoàng đế ở Roma.[125]

Việc các Lữ đoàn Auxilia được phối thuộc vào các Quân đoàn không có nghĩa là họ không có khả năng hoặc không được phép hoạt động độc lập. Các Lữ đoàn Auxilia được phiên chế như các đội hình độc lập.[16] Xét về việc thiếu kỵ binh và cung thủ trầm trọng, chính các Quân đoàn Chủ lực mới không có nhiều khả năng hoạt động độc lập. Các ví dụ cụ thể về việc Quân chủng Auxilia thực hiện các chiến dịch lớn một mình là chiến dịch chống lại bộ tộc Iceni ở Britania dưới sự chỉ huy của tỉnh trưởng Ostorius Scapula năm 47 CN và cuộc giải cứu nữ vương của Brigantine Cartimandua năm 52 CN.[126] Trong 20 trận đánh được thể hiện trên Tháp Trajan, có 19 trận Quân chủng Auxilia tham gia, trong đó 12 trận độc lập tác chiến không có Bộ binh Chủ lực cùng tham dự.[127]

Có quan điểm cho rằng Auxilia hoạt động như một lực lượng biên phòng, tương tự như lực lượng limitanei trong Quân đội Đế chế La-mã thời kỳ sau, trong khi các Quân đoàn Chủ lực là lực lượng dự bị chiến lược, chặn đánh những cuộc xâm lược lớn của những người bán khai mà Auxilia không thể tự mình chống lại được. Bằng chứng cho luận điểm trên rất phức tạp. Ở một số vùng như Britania, các doanh trại, doanh thành của Auxilia nằm ngay phía sau tiền tuyến, tronh khi các doanh thành của Bộ binh Chủ lực nằm cách Trường thành Hadrian hơn 100 km về phía sau tại YorkChester. Nhưng tại các vùng khác, Bộ binh Chủ lực đồn trú ngay gần biên giới như ở Regensburg, ViênBudapest dọc theo con sông Danube.[128] Ở Britania, mặc dù nhiệm vụ đồn trú trên trường thành Hadrian và phía trước được giao cho các Lữ đoàn Auxilia, nhưng còn có các bằng chứng về việc các doanh trại/doanh thành kia cũng có các phân đội Bộ binh Chủ lực cùng đồn trú, thậm chí Chủ lực/Auxilia hỗn hợp.[129]

Các binh chủng chuyên biệt

Trong thời kỳ Cộng hòa La-mã, bộ ba tiêu chuẩn của lực lượng đánh thuê không thường trực là phóng thạch thủ tới từ quần đảo Baleares, cung thủ đến từ đảo Crete và kỵ binh đến từ Numidia. Họ tiếp tục được sử dụng trong Quân chủng Auxilia đến thế kỷ thứ hai, cùng vưới nhiều thành phần mới.

Kỵ binh thiết giáp cataphractarii

Kị binh thiết giáp cataphract Sarmatia (bên phải) chạy tháo thân trước kị binh Auxilia trong cuộc Chiến tranh Chinh phục Dacia (năm 101 - 106 CN). Các kị binh cataphract Samartia và chiến mã của họ có giáp vảy bao bọc toàn thân. Thương và lao của kị binh Dacia và La-mã đã bị bào mòn theo năm tháng nhưng các loại vũ khí trang bị khác còn rất rõ. Một phần của Tháp TrajanRoma.

Equites cataphractarii (số ít: equitatus cataphractarius) hay ngắn gọn là cataphractarii, là một phân binh chủng hạng nặng của kỵ binh Quân đội La-mã dựa trên mô hình của người SamatiaPartia. Cataphractarii còn được biết đến với hai phiên bản là contarii (contarius) và clibanarii (clibanarius). Tuy nhiên không rõ hai thuật ngữ này có thể được thay thế cho nhau không, hay được dùng để phân biệt hai kiểu trang bị hoặc vai trò chiến thuật khác nhau. Cùng với phân binh chủng kị binh cung thủ hạng nhẹ (equites sagittarii), kỵ binh thiết giáp catapharctarii được triển khai để chống lại chiến thuật của Người Parthia (và người Samartia tại Pannonia). Quân đội Parthia phần lớn là kỵ binh. Chiến thuật thường dùng nhất của họ là triển khai kị binh cung thủ bào mòn và phá vỡ đội hình Quân La-mã từ xa, sau đó đánh gục đối phương bằng một đợt tấn công tập trung của kỵ binh thiết giáp cataphract vào điểm yếu nhất trong đội hình Quân La-mã.[130] Chỉ có hai ala cataphractarii xuất hiện vào thế kỷ thứ hai được ghi lại trong lịch sử là: ala I Utopia contariorum và ala I Gallorum et Pannoniorum cataphractaria đồn trú tại PannoniaHạ Moesia liên tục trong thế kỷ thứ hai.[131]

Kỵ binh hạng nhẹ

Bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Punic lần thứ hai cho đến tận thế kỷ thứ ba CN, hầu hết kỵ binh hạng nhẹ của La-mã (trừ kỵ binh cung thủ Syria) đều được chiêu mộ từ các tỉnh tây bắc xứ Bắc Phi (Africa proconsularis) và Mauretania (gọi là equites Maurorum hay equites Numidiarum). Kỵ binh hạng nhẹ Mauri được thể hiện trên Tháp Trajan với mái tóc dài quấn thành nhiều bím nhỏ kiểu Rastafaria, cưỡi những con ngựa nhỏ nhưng thích nghi tốt, không có yên cương, chỉ có một sợi thừng tết tròng vào cổ ngựa để điều khiển. Họ không mặc áo giáp, chỉ có những chiếc khiên nhỏ bọc da. Phần thể hiện vũ khí không còn rõ ràng qua năm tháng chịu bào mòn, nhưng theo sử gia Livy thì họ có trang bị lao.[132][133] Với khả năng cơ động và tốc độ tuyệt vời, kỵ binh Mauri có thể quấy rối quân địch bằng các đợt đánh-và-rút: tăng tốc và phóng ra một vài đợt lao rồi rút lui nhanh hơn bất cứ loại kỵ binh nào mà đối phương đưa ra truy đuổi. Họ vô cùng thích hợp cho các nhiệm vụ trinh sát, quấy rối, phục kích và truy kích.[134] Không rõ tỉ lệ kỵ binh Mauri của Quân chủng Auxilia chính quy so với các đơn vị tương đương của lực lượng foederati' không chính quy.[135]

Vào thế kỷ thứ ba, các đơn vị kỵ binh hạng nhẹ mới xuất hiện, được chiêu mộ từ vùng Danube: equites Dalmatae (kỵ binh Dalmatia). Có rất ít thông tin về họ còn lưu lại. Kỵ binh Dalmatia trở nên nổi bật vào thế kỷ thứ tư, với vài đơn vị được liệt kê trong văn bản Notitia Dignitatum.

Kỵ binh lạc đà (dromedarii)

Một ala kỵ binh lạc đà được thành lập vào thế kỷ thứ hai tại Syria: ala I Utopia dromedariorum milliaria.

Cung thủ

Cung thủ La-mã (phía trên bên trái) đang chiến đấu. Kiểu mũ cao đỉnh hình nón cho biết đây là cung thủ Syria cùng loại cung căng ngược có hình dáng rất đặc trưng. Một phần của Tháp TrajanRoma.

Sagittarii (số ít: sagittarius) là từ La-tinh của "cung thủ". Trong thế kỷ thứ hai, số đơn vị cung thủ được ghi lại trong lịch sử gồm: 8 ala sagittariorum (kỵ cung thủ), 18 cohors sagittariorum (bộ cung thủ) và 6 cohors sagittariorum equitata (kỵ bộ cung thủ hỗn hợp). 32 Lữ đoàn này (trong đó có 4 Lữ đoàn milliaria) có thể có tổng quân số lên đến 17,600 người. Vào thời điểm đó phần lớn trong số họ đến từ Syria trừ cohors I Cretum sagittariorum equitata mang tên vùng đất phát tích của đơn vị: đảo Crete với truyền thống phục vụ Quân đội La-mã từ thời Cộng hòa.Trong số 32 Lữ đoàn trên, 13 mang những cái tên địa danh của Syria, 7 của Thracia, 5 của Tiểu Á, một của Crete và 6 còn lại của những địa danh khác hoặc không rõ xuất xứ.[136]

Các cung thủ được điêu khắc trên Tháp Trajan được phân biệt qua ba kiểu trang phục: (a) mặc áo giáp vảy, đội mũ cao đỉnh hình nón và khoác áo choàng; (b) đội mũ cao đỉnh hình nón và khoác áo choàng nhưng không có áo giáp; và (c) trang bị như binh lính Auxilia thông thường. Hai kiểu trang bị đầu là cung thủ Syria, kiểu sau là cung thủ Thracia.[137] Loại cung tiêu chuẩn của cung thủ Auxilia là cung cánh vật liệu hỗn hợp căng ngược – một loại vũ khí đánh xa nhỏ gọn, chế tạo phức tạp và rất mạnh.[138]

Không rõ có phải tất cả các Lữ đoàn sagittarii chỉ gồm cung thủ hay không. Nhiều đơn vị sagittarii được trang bị cùng một kiểu phiên chế vũ khí trang bị với các ala và cohors bình thường trừ việc có thêm cung tên. Cũng thật bất ngờ khi các Lữ đoàn thông thường không có thành phần cung thủ trong phiên chế vì như vậy sẽ làm giảm khả năng tác chiến độc lập của họ. Thêm vào đó, một số đơn vị không phải là sagittarii cũng được trang bị cung tên.[138]

Phóng thạch thủ

Phóng thạch thủ La-mã (funditores) đang chiến đấu. Một phần của Tháp TrajanRoma.

Funditores (số ít: funditor, bắt nguồn từ từ La-tinh funda – "dây ném đá"), binh chủng không bao giờ được nhắc đến trong các văn bản khắc trên đá,[138] nhưng được thể hiện trên Tháp Trajan. Họ được mô tả không có áo giáp, mặc áo chùng ngắn (tunica). Mỗi người đeo một túi vải đựng đạn đá hoặc sỏi (glandes) và cầm dây ném đá.[137] Quân đội La-mã thời kỳ sau (thế kỷ thứ tư) có ít nhất một đơn vị funditores độc lập.[139]

Trinh sát

Các đơn vị exploratores ("quân trinh sát", từ động từ La-tinh explorare – "trinh sát"), gồm cả hai đơn vị numeri exploratorum xuất hiện vào thế kỷ thứ ba ở Britania: Habitanco và Bremenio (tên của hai doanh thành), và những đơn vị exploratorum khác nữa. Có rất ít tư liệu còn lưu lại về binh chủng này.[140]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân trợ chiến (La Mã) http://www.romancoins.info/MilitaryDiploma.html http://www.romanlegions.info http://www.romanarmy.net/Auxilia.htm http://www.roman-britain.org http://www.roman-britain.org/military/british_coho... http://vindolanda.csad.ox.ac.uk https://archive.org/details/grandstrategyofr00lutt https://archive.org/details/imperialpossessi0000ma... https://archive.org/details/laterromanempire0001un... https://archive.org/details/romanemperorsbio0000gr...